... nhưng cùng lúc đó, tôi lại không thể từ bỏ mạng xã hội này.
Sau vụ việc này, Facebook đã nhận được sự phản đối kịch liệt của người dùng. Rất nhiều người đã lên tiếng tẩy chay và kêu gọi mọi người khác xóa tài khoản Facebook của mình (với chiến dịch mang tên #DeleteFacebook), trong đó có cả một số nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Brian Acton (đồng sáng lập ứng dụng chat WhatsApp).
Tuy nhiên, ngay cả trước khi vụ việc này xảy ra, rất nhiều người (trong đó có tôi) đã tỏ ra không hài lòng, thậm chí có thể nói là tức giận trước một số quyết định và hành vi của Facebook với sản phẩm của mình. Sau đây là một số ví dụ:
Ép buộc người dùng cài đặt ứng dụng Messenger
Tin nhắn là phần rất quan trọng của một mạng xã hội, và với vị thế của mình, không ngạc nhiên khi thấy Messenger của Facebook nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng tin nhắn phổ biến nhất.
Vào tháng 4/2014, Facebook tuyên bố sẽ tách phần tin nhắn khỏi ứng dụng di động của mình thành một ứng dụng riêng mang tên "Messenger". Để có thể liên lạc trên Facebook, người dùng sẽ buộc phải cài thêm ứng dụng này (bên cạnh ứng dụng Facebook có sẵn).
Nhiều người dùng cảm thấy phiền hà khi phải cài đặt thêm một ứng dụng trong máy, vậy nên họ đã tìm ra một giải pháp là sử dụng trang web di động của Facebook (http://m.facebook.com) do nó có tích hợp luôn cả phần tin nhắn. Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, Facebook cũng "cắt" luôn tính năng này, ép người dùng di động phải cài đặt Messenger.
Website và ứng dụng Facebook nặng nề, tiêu tốn tài nguyên, giật lag, tốn pin
Việc Facebook tách riêng ứng dụng Messenger có lẽ sẽ được hưởng ứng hơn nếu như Facebook có thể tối ưu hóa tốt hơn những sản phẩm của mình.
Mặc dù là một tập đoàn hàng đầu về dịch vụ Internet, tuy nhiên cả website và ứng dụng mobile của Facebook đều được đánh giá là nặng nề và gây tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của thiết bị. Điều này gây ảnh hưởng đặc biệt rõ ràng trên các thiết bị Android và máy tính cũ, khi Facebook tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ và các thao tác cuộn, xem ảnh (đặc biệt là các album với nhiều ảnh) thường xuyên "giật cục".

Ngay cả trên một chiếc smartphone cao cấp như Galaxy S9, tình trạng giật khi lướt News Feed của Facebook vẫn xảy ra

Ứng dụng Facebook cũng nhanh chóng tiêu tốn gần 1GB bộ nhớ trong chỉ sau 2 ngày cài đặt vào máy
Không chỉ có vậy, hai ứng dụng Facebook và Messenger luôn "đốt" một lượng pin rất lớn, ngay cả khi đã chặn các quyền truy cập vị trí, thông báo hay chạy nền.
Ngay cả Facebook cũng đã thừa nhận điều này. Trong một bài viết gần đây, David Marcus - Phó giám đốc của Facebook ở mảng sản phẩm tin nhắn, thừa nhận rằng ứng dụng Messenger đã trở nên quá "lộn xộn" do ôm đồm quá nhiều tính năng bên trong. Facebook cho biết hãng đang có kế hoạch tối ưu hóa ứng dụng của họ trong năm nay, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì điều đó vẫn chưa xảy ra.
Động thái duy nhất đang được Facebook thực hiện là phát triển hai ứng dụng rút gọn mang tên Facebook Lite và Messenger Lite. Nhẹ nhàng hơn nhiều, tuy nhiên người dùng phải đánh đổi lại việc mất đi rất nhiều tính năng quan trọng.
Đọc tiếp...
- Một tỉ phú lĩnh vực đầu tư công nghệ sinh học cho rằng Facebook sẽ chịu thiệt hại nặng nề bởi scandal rò rỉ dữ liệu
- Tim Cook bình luận về sự cố rò rỉ thông tin người dùng của Facebook: "Tôi sẽ không để bị rơi vào tình huống đó
Sau vụ việc này, Facebook đã nhận được sự phản đối kịch liệt của người dùng. Rất nhiều người đã lên tiếng tẩy chay và kêu gọi mọi người khác xóa tài khoản Facebook của mình (với chiến dịch mang tên #DeleteFacebook), trong đó có cả một số nhân vật nổi tiếng như Elon Musk hay Brian Acton (đồng sáng lập ứng dụng chat WhatsApp).
Tuy nhiên, ngay cả trước khi vụ việc này xảy ra, rất nhiều người (trong đó có tôi) đã tỏ ra không hài lòng, thậm chí có thể nói là tức giận trước một số quyết định và hành vi của Facebook với sản phẩm của mình. Sau đây là một số ví dụ:
Ép buộc người dùng cài đặt ứng dụng Messenger
Tin nhắn là phần rất quan trọng của một mạng xã hội, và với vị thế của mình, không ngạc nhiên khi thấy Messenger của Facebook nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng tin nhắn phổ biến nhất.
Vào tháng 4/2014, Facebook tuyên bố sẽ tách phần tin nhắn khỏi ứng dụng di động của mình thành một ứng dụng riêng mang tên "Messenger". Để có thể liên lạc trên Facebook, người dùng sẽ buộc phải cài thêm ứng dụng này (bên cạnh ứng dụng Facebook có sẵn).
Nhiều người dùng cảm thấy phiền hà khi phải cài đặt thêm một ứng dụng trong máy, vậy nên họ đã tìm ra một giải pháp là sử dụng trang web di động của Facebook (http://m.facebook.com) do nó có tích hợp luôn cả phần tin nhắn. Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, Facebook cũng "cắt" luôn tính năng này, ép người dùng di động phải cài đặt Messenger.
Website và ứng dụng Facebook nặng nề, tiêu tốn tài nguyên, giật lag, tốn pin
Việc Facebook tách riêng ứng dụng Messenger có lẽ sẽ được hưởng ứng hơn nếu như Facebook có thể tối ưu hóa tốt hơn những sản phẩm của mình.
Mặc dù là một tập đoàn hàng đầu về dịch vụ Internet, tuy nhiên cả website và ứng dụng mobile của Facebook đều được đánh giá là nặng nề và gây tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của thiết bị. Điều này gây ảnh hưởng đặc biệt rõ ràng trên các thiết bị Android và máy tính cũ, khi Facebook tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ và các thao tác cuộn, xem ảnh (đặc biệt là các album với nhiều ảnh) thường xuyên "giật cục".

Ngay cả trên một chiếc smartphone cao cấp như Galaxy S9, tình trạng giật khi lướt News Feed của Facebook vẫn xảy ra

Ứng dụng Facebook cũng nhanh chóng tiêu tốn gần 1GB bộ nhớ trong chỉ sau 2 ngày cài đặt vào máy
Không chỉ có vậy, hai ứng dụng Facebook và Messenger luôn "đốt" một lượng pin rất lớn, ngay cả khi đã chặn các quyền truy cập vị trí, thông báo hay chạy nền.
Ngay cả Facebook cũng đã thừa nhận điều này. Trong một bài viết gần đây, David Marcus - Phó giám đốc của Facebook ở mảng sản phẩm tin nhắn, thừa nhận rằng ứng dụng Messenger đã trở nên quá "lộn xộn" do ôm đồm quá nhiều tính năng bên trong. Facebook cho biết hãng đang có kế hoạch tối ưu hóa ứng dụng của họ trong năm nay, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì điều đó vẫn chưa xảy ra.
Động thái duy nhất đang được Facebook thực hiện là phát triển hai ứng dụng rút gọn mang tên Facebook Lite và Messenger Lite. Nhẹ nhàng hơn nhiều, tuy nhiên người dùng phải đánh đổi lại việc mất đi rất nhiều tính năng quan trọng.
Đọc tiếp...
Nguồn: https://genk.vn
Last edited: